Trước khi đi vào giải thích cho câu hỏi “Cọc bê tông li tâm là gì” thì Xây Dựng Kiến Trúc 3Z muốn cung cấp cho bạn thông tin rằng, trong ngành xây dựng có hai loại cọc chính, đó là cọc bê tông vuông và cọc bê tông li tâm. Chủ đầu tư có thể cân nhắc chọn loại cọc phù hợp với các hạng mục của công trình, mục đích sử dụng,…
1. Dấu hiệu nhận biết cọc bê tông li tâm:
Dấu hiệu nhận biết cọc bê tông li tâm cũng khá dễ dàng đối với những gia chủ không am hiểu về cọc. Trong bài phân tích này, Xây Dựng Kiến Trúc 3Z sẽ cung cấp cho bạn kiến thức thực tế để bạn có thể hiểu hơn về cọc bê tông li tâm.
Cọc bê tông li tâm có đường kính từ 300mm đến 1000mm, được sản xuất bằng phương pháp quay li tâm có cấp độ bền chịu nén từ B40 đến B60. Chiều dài và bề dày của cọc phải phụ thuộc vào đường kính ngoài của cọc (đường kính ngoài tỉ lệ thuận với bề dày). Có hai chỉ số để nói về vấn đề trên cho các bạn dễ hiểu:
+ Với cọc có đường kính ngoài 300mm thì chiều dài tối đa là 13m, chiều dày thành cọc là 60mm.
+ Với cọc có đường kính ngoài 1000mm thì chiều dài tối đa là 24m, chiều dày thành cọc là 140mm.
2. Ưu, nhược và ứng dụng của cọc bê tông li tâm:
Ta vừa trải qua những kiến thức cơ bản của cọc bê tông li tâm, phần tiếp theo Xây Dựng Kiến Trúc 3Z sẽ phân tích các ưu điểm, nhược điểm và ứng dụng của loại cọc này nhé.
2.1 Về ưu điểm:
+ Cọc được sản xuất trong nhà máy bằng quy trình khép kín nên chất lượng của cọc ổn định, dễ kiểm soát khi thi công và đảm bảo chất lượng.
+ Bê tông để sản xuất cọc là loại bê tông ứng suất trước nên cọc bê tông li tâm ứng suất trước sẽ không bị biến dạng, bị nứt trong quá trình vận chuyển, lắp đặt và sử dụng.
+ Do bê tông được ứng suất trước kết hợp với quay li tâm đã làm cho bê tông của cọc đặc chắc chịu được tải trọng cao, không nứt, tăng khả năng chống thấm, chống ăn mòn cốt thép.
+ Cọc được sản xuất bằng bê tông và cốt thép cường độ cao nên sẽ giảm được tiết diện cốt thép dẫn đến trọng lượng của cọc giảm, thuận lợi cho việc vận chuyển và thi công
+ Cọc bê tông li tâm thường áp dụng cho các công trình có chiều cao lớn hơn 15 tầng.
2.2 Về nhược điểm:
+ Do cọc đúc sẵn nên có chiều dài thường là lớn nên phải dùng Robot mới có thể thi công được => dẫn đến giá thành thi công lớn hơn cọc cọc BTCT truyền thống nếu thi công ở diện tích chật, hẹp.
+ Chiều dài lớn dẫn đến việc vận chuyển khó khăn, nên loại cọc này thường áp dụng cho dự án, ít áp dụng cho nhà phố thông thường.
2.3 Về ứng dụng:
+ Cọc bê tông li tâm ứng lực trước có thể cắm sâu hơn nhiều so với cọc BTCT thông thường, nên tận dụng được khả năng chịu tải của đất nền. Do số lượng cọc trong một đài ít nên việc thi công sẽ dễ dàng, tiết kiệm chi phí xây dựng đài móng.
+ Do sử dụng bê tông và thép cường độ cao nên giảm tiết diện cốt thép dẫn đến giảm trọng lượng thuận lợi cho việc vận chuyển thi công. Vì vậy, cọc bê tông li tâm có ý nghĩa về mặt kinh tế hơn đối với các công trình có diện tích thi công rộng lớn.
Trên đây là một số thông tin bổ ích về cọc bê tông li tâm mà Xây Dựng Kiến Trúc 3Z muốn gửi đến các bạn để các bạn có cái nhìn tổng quan nhất về loại cọc này, hy vọng các bạn sẽ đón nhận những bài viết sắp tới của chúng tôi. Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết.
3. Xây dựng kiến trúc 3Z chuyên thi công xây dựng nhà
Nếu bạn đang quan tâm về xây dựng nhà, nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu, hay còn những băn khoăn chưa được giải đáp thì hãy liên hệ ngay với Xây Dựng Kiến Trúc 3Z để được tư vấn, lên phương án, thiết kê miễn phí. Chúng tôi chuyên xây nhà trọn gói, xây nhà phần thô, cải tạo nhà cũ,… Với đội ngũ kỹ sư kinh nghiệm, đội thợ lành nghề.