Chi phí thi công ép cọc bê tông

Trong nhiều năm làm xây dựng nhà Xây Dựng Kiến Trúc 3Z nhận được rất nhiều câu hỏi từ khách hàng như ” Nhà trong hẻm nhỏ thì nên chọn phương án ép cọc bê tông không và đơn giá ra sao? Chi phí này đã bao gồm trong phần thô chưa?

Để giải đáp được những thắc mắc này hãy cùng chúng tôi đọc hết bài viết này nhé!

1. Khi nào nên chọn ép cọc bê tông.

Tùy theo điều kiện thực tế công trình xây dựng, quy mô và thiết kế chi tiết kỹ thuật của từng căn nhà mà có phương án ép cọc khác nhau. Đối với nhà ở dân dụng có quy mô từ 3 – 6 tầng trở lên, nên chọn phương án ép cọc bê tông cốt thép thay vì sử dụng biện pháp ép cừ tràm hay cừ tràm vì tải trọng yếu và không chắc chắn. 

  • Nếu mặt bằng lô đất xây dựng cho phép, bề ngang nhà từ 4m trở lên, đường trước nhà là đường lớn hoặc hẻm từ 4 – 6m, hẻm không bị vướng và cao độ thông thoảng không có barie, rào chắn, bảng khu phố, đường dây điện bên trên… thì gia chủ nên chọn phương án ép tải bê tông cốt thép, thuận tiện cho việc thi công và đảm bảo tải trọng chịu lực cho công trình.

ep tai

  • Nếu mặt bằng lô đất xây dựng nhỏ dưới 4m, diện tích không đủ cho máy móc ép tải thì công thao tác, hẻm trước nhà từ 2,5 – 4m, bị vướng cao độ do bảng khu phố, đường dây điện bên trên… thì phải chọn phương án ép neo vì dàn ép neo có thể di chuyển, thao tác trên mặt bằng nhỏ hẹp và điều kiện bất lợi tốt hơn so với ép tải.
Ép neo trong thi công xây dựng nhà.
Ép neo trong thi công xây dựng nhà.
  • Nếu mặt bằng lô đất xây dựng cho phép nhưng địa chất đất quá cứng hoặc mặt bằng lô đất xây dựng nhỏ, hẻm trước nhà nhỏ… mà số tầng xây lại cao thì không thể sử dụng phương án ép tải hay ép neo được mà phải chuyển sang phương án khoan nhồi. Phương pháp này thường áp dụng cho các công trình lớn, tải trọng cao, hoặc công trình bị kẹp giữa các công trình có móng yếu, có thể thi công qua các lớp cát dày và cả lớp đất cứng.
Khoan cọc nhồi bê tông.
Khoan cọc nhồi bê tông.

2. Chi phí ép cọc bê tông đã có trong phần báo giá xây dựng phần thô chưa và được tính như thế nào?

Chi phí ép cọc bê tông chưa bao gồm trong bảo giá xây dựng phần thô hay báo giá thi công hoàn thiện, thường đơn vị thi công sẽ làm một phụ lục hợp đồng khi thi công hạng mục này. Phần ép cọc cũng thường được thực hiện bởi đơn vị độc lập chuyên về ép cọc.

Chi phí ép cọc bao gồm chi phí cọc và chi phí nhân công ép cọc. Tính theo thời điểm dự kiến là như sau:

1. Chi phí cọc (tham khảo)

  • Cọc bê tông cốt thép vuông 250×250 Mác 250, thép chủ 4d16 Việt – Nhật đơn giá 220.000 – 240.000 đồng/mét dài.
  • Cọc bê tông cốt thép vuông 300×300 Mác 250, thép chủ 4d16 Việt – Nhật đơn giá 250.000 – 270.000 đồng/mét dài.
  • Cọc Ly tâm D300 đơn giá 250.000 – 280.000 đồng/mét dài.
  • Cọc Ly tâm D350 đơn giá 300.000 – 320.000 đồng/mét dài.
  • Cọc khoan nhồi D300 đơn giá 400.000 – 450.000 đồng/mét dài.
  • Cọc khoan nhồi D350 đơn giá 480.000 – 550.000 đồng/mét dài.

2. Chi phí nhân công ép (tham khảo)

  • Ép neo (tải 35-40 tấn)

Với tổng khối lượng cọc > 300 mét dài, nhân công ép neo 40.000 – 50.000 đồng/mét dài.

Với tổng khối lượng cọc < 300 mét dài, nhân công ép neo tinh 1.218.000 đồng/ca ép.

  • Ép tải (tải 75 – 80 tấn)

Với tổng khối lượng cọc > 500 mét dài, nhân công ép neo 50.000 – 70.000 đồng/mét dài.

Với tổng khối lượng cọc < 500 mét dài, nhân công ép neo tính 2.540.000 đồng/ca ép.

Hy vọng bài viết này đã giải đáp phần nào những thắc mắc của quý khách hàng về việc ép cọc bê tông cho nhà trong hẻm nhỏ và cung cấp thông tin hữu ích để quý khách hàng có thể đưa ra quyết định đúng đắn. Nếu quý khách có bất kỳ câu hỏi nào khác, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số Hotline: 0989 344 339 để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.

 

 

 

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

zalo-img